Hầu hết chúng ta đều biết rằng chơi bóng chuyền là một điều rất tốt. Bóng chuyền sẽ mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích. Nhưng bên cạnh những lợi ích đó, có những tổn thương mà hầu như không ai có thể lường trước được. Các chấn thương khi chơi bóng chuyền chủ yếu biểu hiện ở vai và tay. Chơi bóng chuyền chủ yếu dùng sức của vai và tay, ngoài ra còn có độ nảy của chân khi bật nhảy. Vì vậy, thiệt hại không thể lường trước được. Đối với những người chơi bóng chuyền, đây là một trong những nỗi lo của họ, bởi không ai có thể đoán trước được. Nào cùng với yelbaka.com tìm hiểu chi tiết các thông tin này qua bài viết bên dưới nhé!
Những chấn thường gặp khi chơi bóng chuyền
Chấn thương ở tay
Chấn thương tay là một trong những trường gặp rất nhiều ở những vân động viên chơi bóng chuyền hiện nay. Do các vận động viên trong quá trình tập luyện và thi đấu, khi vận động viên thực hiện cứu bóng khi bóng sắp chạm mặt đất. Các loại chấn thương ở tay thường gặp như chấn thương cổ tay, ngón tay, cơ bắp tay. Triệu chứng khi bạn bị chấn tay thương là thực hiện nâng các vật nặng hoặc đơn giản chỉ duỗi tay thôi nhưng vẫn bị đau.
Nếu bạn để ý, sau một thời gian dài tập luyện các ngón tay, cổ tay của bạn sẽ bị sưng lên và bầm tím. Biện pháp tốt nhất để chữa lành vết thương ở tay là bạn nên mua băng dán để phục hồi các các chấn thương gân, khớp. Nếu đang tập luyện, nên dừng chơi ngay lập tức và chườm lạnh tại chỗ. Giả sử bị thương nặng, hãy đến ngay bác sĩ để kiểm tra tình hình.
Chấn thương ở vai
Đối với chấn thương vai thì do các vận động viên phải đập bóng và thực hiện thao tác quá nhanh hoặc không đúng kỹ thuật có thể dẫn đến chấn thương. Với triệu chứng của việc chấn thương cũng rất dễ nhận biết đó là cảm thấy đau nhức, không thể cử động mạnh, thậm chí là có thể sưng đỏ lên và nhứt,…Trước khi bạn luyện tập hãy thực hiện bài khởi động một cách đúng nhất và khi bị chấn thương bạn nên ngừng luyện tập lại nếu không muốn chấn thương trở nên nghiêm trọng hơn nữa. Khi bị chấn thương hãy sơ cứu ngay có thể và tìm đến bác sĩ để chữa trị.
Chấn thương ở chân
Còn đối với chấn thương chân thì thường do Khớp gối hoặc cổ chân của bạn bị xoắn quá mạnh; chân bạn không có thời gian nghĩ. Bị đứt dây chằng ở vùng gối, bong gân hoặc bị rách bàn chân. Trước hết bạn nên ngừng chơi ngay khi bị hiện tượng này; chườm nước đá lên vùng bị đau, lưu ý, khi khớp chân bị đau; đừng nên xoa quá nhiều hoặc hoạt động quá nhiều ở vùng chân. Sử dụng băng ép quấn hoặc nạng để tránh làm tổn thương vùng chân của bạn.
Điểm danh một số phụ kiện bóng chuyền giúp bạn hạn chế chấn thương
Băng đầu gối
Băng đầu gối dài sẽ hỗ trợ đắc lực, giúp giảm tối thiểu sự trầy xước trong các pha đổ người cứu bóng. Không chỉ thế, băng đầu gối dài còn giúp bạn tự tin khi thi đấu, chơi nhiệt tình; tránh đau khi thi đâu vào bảo vệ làn da của bạn, chống những tia nắng UV của mặt trời.
Băng đầu gối dài có tác dụng rất lớn trong quá trình thi đấu. Đây là một phụ kiện môn bóng chuyền cần phải có đầu tiên trong tất cả các phụ kiện bóng huyền khác.
Băng keo thể thao đa năng
Băng keo đánh bóng chuyền, hay băng keo thể thao đa năng. Đây là loại băng keo dùng để hỗ trợ cho người chơi thể thao tốt hơn. Thông thường, băng keo được hỗ trợ cho những người chơi bóng đá là chủ yếu. Tuy nhiên, những người chơi bóng chuyền cũng cần băng keo đánh bóng chuyền để thi đấu tốt hơn.
Băng keo đánh bóng chuyền dùng để băng những chỗ dễ bị chấn thương khi thi đấu như cổ chân, cổ tay, đầu gối, sơ mi…Khi sử dụng băng keo đánh bóng chuyền sẽ giảm tối thiểu mức độ chấn thương của bạn. Đồng thời tăng cường độ thi đấu lên gấp nhiều lần.
Băng keo thể thao đa năng thường được dùng trong những trường hợp như:
- Bảo vệ cổ chân, cổ tay, đầu gối
- Quấn sơ mi, chống lật cổ chân
- Quấn cố định vào chân để bảo vệ chân
- Các loại băng keo thể thao đa năng này thường được sử dụng trong các bộ môn như: bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, tennis..
Băng bảo vệ khủy tay
Băng bảo vệ khủy tay là một phụ kiện môn bóng chuyền cần có cho những người mới thi đấu bóng chuyền. Loại băng này dùng để bảo vệ đầu gối; tránh bị trầy xước trong các pha đổ người cứu bóng của VĐV. Ngoài ra, nó còn giúp người thi đấu được tự tin hẳng lên, không ngại lăn xả; tránh trầy xước, bảo vệ làn da của chính mình khi tham gia thi đấu.