Những kỹ thuật bắt bóng của thủ môn trong bóng đá

Những kỹ thuật bắt bóng của thủ môn trong bóng đá

Trong đội hình thi đấu bóng đá của một đội bao gồm có 11 cầu thủ trong đó có một cầu thủ mặc áo có màu khác với 10 đồng đội còn lại, đeo găng tay bắt bóng, đó chính là thủ môn. Nhiệm vụ của thủ môn quan trọng chẳng kém những hậu vệ hoặc những tiền đạo bởi nhân vật này sẽ cứu cho đội bóng khỏi những bàn thua trông thấy mà các hậu vệ không thể cản phá kịp.

Kỹ thuật bắt bóng của thủ môn trên sân cỏ là không hề dễ dàng chút nào, nó đòi hỏi phải tập luyện nhiều ngày, trải qua nhiều trận đấu để tích lũy kinh nghiệm và phán đoán tình huống thông minh thì mới có thể cản phá hiệu quả. Nếu chỉ cần sơ xuất một chút thì có lẽ thủ môn sẽ trở thành “tội đồ” của cả đội. Sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua về kỹ thuật bắt bóng của thủ môn trên sân thi đấu nhé.

Mục tiêu của việc thực hiện kỹ thuật bắt bóng

Trang bị cho người học khái niệm, nhiệm vụ, ý nghĩa và phận loại các kỹ thuật thủ môn. Các yếu lĩnh của kỹ thuật thủ môn như bắt bóng, phát bóng, ném bóng. Hoặc giúp đồng đội triển khai tấn công sau khi bắt được bóng. . .

Kỹ thuật bắt bóng là gì?

Kỹ thuật bắt bóng là gì?

Thông qua việc sử dụng hợp lý các bộ phận của cơ thể. Để thực hiện hiệu quả những kỹ thuật đỡ bắt bóng. Hoặc giúp đồng đội triển khai tấn công sau khi bắt được bóng.

Kỹ thuật bắt bóng thủ môn gồm có

  • Kỹ thuật bắt bóng
  • Kỹ thuật bắt bóng lăn sệt
  • Kỹ thuật bắt bóng bổng
  • Kỹ thuật bay người bắt bóng
  • Kỹ thuật đấm bóng
  • Kỹ thuật đẩy bóng
  • Kỹ thuật ném bóng
  • Kỹ thuật phát bóng
  • Nhiệm vụ bắt bóng của thủ môn
  • Bảo vệ khung thành, ngăn cản không cho đối phương đưa bóng vào lưới. Đồng thời, khi có bóng phải sự phối hợp với đồng đội triển khai tấn công, phản công, cầm nhịp kiểm soát trận đấu…

Một vài kỹ thuật bắt bóng quan trọng của thủ môn

Kỹ thuật bắt bóng bổng

Đây là kĩ thuật đòi hỏi sự tập trung cao độ và khả năng phán đoán của thủ môn. Việc đầu tiên phải quan sát, xác định điểm rơi của trái bóng. Sau đó lựa chọn một vị trí phù hợp trước khi bắt bóng.

Khi bóng đến, bật nhảy lên cao bằng một chân, hai tay đưa lên cao và hơi gập khuỷu. Lòng bàn tay hướng về phía trước để đảm bảo chắc chắn khả năng ôm gọn bóng.

Khi tay chạm bóng, dùng lực bắt chặt bóng rồi gập khuỷu đưa bóng xuống ôm trước ngực. Nhằm tránh việc bóng bay ra ngoài. Khi rơi phải để chân giậm tiếp đất trước, chân kia xuống sau và hơi khuỵu để giảm xung.

Trong trường hợp xung quanh quá nhiều đối thủ và trái bóng còn xung. Sau khi tiếp đất hay hạ và nằm sát xuống đất, tay giữ chặt bóng trong ngực.

Kỹ thuật bắt bóng lăn sệt

Đây là kĩ thuật đối mặt với các cú sút sệt (bất kể lực sút mạnh hay yếu). Để thực hiện kĩ thuật này, đầu tiên hai chân phải ở trạng thái song song. Phần thân người hơi ngả về phía trước. Sau khi xác định được hướng, lực bóng và vị trí bóng bay đến, khuỵu gối để đổ người. Hai tay đưa ra sát mặt cỏ, nhằm bóng lăn vào cánh tay đến ngực rồi co lại ôm bóng.

Kỹ thuật bay người bắt bóng

Kỹ thuật bay người bắt bóng.

Đối với những tình huống bóng có quỹ đạo bay thấp, mở hai chân tạo góc 30º. Thân trên hơi lao về phía trước hai tay duỗi ra, lòng bàn tay hướng về phía bóng đến. Khi thân người ngã về phía bóng đến thì chân bật dùng lực đạp mạnh xuống đất. Để đẩy thân người lên không trung.

Kỹ thuật đấm bóng

Trong các tình huống không thuận lợi cho việc bắt bóng bổng. Thủ môn sẽ chuyển sang kĩ thuật đấm bóng. Thủ môn phải xác định chính xác đường bay và điểm rơi của trái bóng. Đồng thời, phải nhận định lợi thế của bản thân trong tình huống để giành chiến thắng trong các pha tranh chấp

Bật bằng một chân, chân còn lại co lên để tư thế đấm tốt nhất. Cánh tay đấm thẳng, dùng 1 hoặc cả hai tay, đấm trực tiếp vào bóng.

Kỹ thuật vồ bóng

Với các pha bóng đối phương dứt điểm với lực nhẹ. Hãy sử dụng kĩ thuật vồ bóng để giành lại quyền kiểm soát. Vồ bắt bóng hai bên: Khi vồ bắt bóng thấp ở bên trái chân phải nhanh chóng đạp xuống đất. Đồng thời chân trái gập gối hướng sang bên trái bước một bước thân người ngã về bên trái.

Khi bay trước hết gập gối hạ thấp trọng tâm. Khi thân người ngã về phía bóng đến thì chân cùng bên phải. Đồng thời dùng lực đạp mạnh xuống đất để đẩy thân người lên không trung. Vồ bắt bóng cao trung bình ở hai bên: trọng tâm cơ thể chuyển sang chân ở gần hướng bóng rồi lấy chân này làm trụ bật nhảy sang bên. Vồ bóng trong chân đối phương:

Khi đối phương dẫn bóng áp sát cầu môn. Chuẩn bị sút bóng ở sát cầu môn thì thủ môn xông lên phía trước để thu hẹp góc sút. Khi đối phương đưa bóng lên phía trước thì phải xông ra vồ bóng ngay dưới sân đối phương.

Kỹ thuật ném bóng

Nếu ném hai tay thì phải đứng chân trước, chân sau trong một khoảng cách hợp lý. Tay cầm bóng đưa lên cao trên vai xoay thân nghiêng sang bên. Lợi dụng lực đạp thân lực vung cánh tay và lực gấp cổ tay để ném bóng từ cao xuống về phía trước.

Nếu ném bằng một tay, tay cầm trái bóng cần chắc chắn, gập cổ tay để thêm sự an toàn. Đưa tay lên cao về phía sau vai. Chân thủ môn bước lên, ngả người về phía sau lấy lực và ném bóng từ cao xuống về phía trước.

Kỹ thuật ném bóng.

Kỹ thuật phát bóng

Phát bóng tung có 2 loại: phát tung lên không và khi bóng chạm đất. Cơ bản động tác tung phát giống như sút bóng bằng chính diện, nhưng do thường được thực hiện trong khi chạy cho nên khoảng cách và vị trí tung phát thích hợp để đảm bảo bóng sẽ được phát đi xa.

Để không bỏ lỡ các thông tin hữu ích nhất về kỹ thuật chơi bóng hoặc các tin tức về bóng đá Việt Nam cũng như bóng đá thế giới, các thông tin mới nhất liên quan đến các giải vô địch châu Âu (Euro) hay giải vô địch thế giới (World Cup) thì hãy theo dõi trang tin tức chính thức của chúng tôi để cập nhật tin tức nhanh và chính xác nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *