Điểm danh các chấn thương thường gặp phải khi chơi bóng bàn

Điểm danh các chấn thương thường gặp phải khi chơi bóng bàn

Trong khi chơi bóng bàn cũng có thể gây ra các tình trạng chấn thương và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn. Vì vậy, bạn cần chú ý để tránh những chấn thương khi chơi bóng bàn. Mặc dù bóng bàn là môn thể thao không tiếp xúc, không va chạm trực tiếp và được chơi trong nhà và ít vận động hơn các môn thể thao liên quan như tennis hoặc cầu lông, nhưng chấn thương do chơi bóng bàn cũng rất phổ biến. Bạn nên cẩn thận với các chấn thương sau đây và đừng để chúng cản trở giấc mơ tỏa sáng trên bàn bóng đá của bạn nhé! Nào cùng với yelbaka.com tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé!

Chấn thương trong khi chơi và thi đấu bóng bàn

Chấn thương trong khi chơi và thi đấu bóng bàn

Trong bài viết hôm nay sẽ nêu ra một số lỗi cơ bản gây nên chấn thương trong bộ môn bóng bàn. Trong quá trình chơi và tập luyện bóng bàn việc bị chấn thương là điều khó tránh khỏi. Một kiểu chấn thương mềm mã ở bất kì môn thể thao nào cũng gặp mà người chơi nên chú ý là: gân – cơ – dây chằng với nhiều mức độ khác nhau, có thể do va cham trực tiếp hoặc bị kéo căng quá mức, co rút cơ đột ngột với nhiều mức độ khác nhau như giãn, rách hay dập…

Tổn thương dây chằng, gân, cơ gồm 3 độ:

• Cấp Độ 1: Dây chằng (gân, cơ) bị kéo giãn, số lượng bó sợi bị rách 25%

• Cấp Độ 2: Dây chằng (gân, cơ) bị rách từ 25% đến 75% số sợi.

• Cấp Độ 3: Đứt hoàn toàn số sợi cơ hay dây chằng

Các lỗi khi chơi bóng bàn dễ gặp gặp chấn thương

– Đầu tiên là trong lúc khởi động trước khi chơi, có thể khởi động sai (thời gian – khối lượng – vị trí) sẽ làm ta dễ bị chấn thương nhẹ.

– Tập luyện bóng bàn quá tải, quá sức.

– Thiếu dụng cụ hỗ trợ,bảo vệ – dụng cụ bóng bàn thi đấu không lành lạnh – sân bãi xấu

– Tâm lý – kinh nghiệm thi đấu còn kém ( thường gặp phải ở người mới chơi)

– Nhiệt độ trong khu vực luyện tập bóng bàn quá nóng hoặc quá lạnh

– Sức khỏe suy yếu, thể lực không tốt – Người học đang ốm hay mất ngủ mà đã tập luyện với cường độ cao dễ chấn thương không đáng có.

– Cố chơi hay tập luyện khi bản thân cơ thể đang bị chấn thương. Gây nghiêm trọng hơn.

– Xảy ra xung đột với cổ động viên, với đối thủ (điều này hiếm khi xảy ra)

Mẹo nhỏ để tránh chấn thương khi chơi bóng bàn

Mẹo nhỏ để tránh chấn thương khi chơi bóng bàn

– Tham khảo ý kiến của bác sĩ: có vô số lý do khiến bạn bị chấn thương nên nếu bạn đang lo lắng hãy tới gặp bác sĩ hoặc nhà vật lý trị liệu. Họ có đủ năng lực để đoán bệnh và tìm ra phương pháp điều trị thích hợp

– Thả lỏng cơ thể trước khi chơi: bắt đầu với cách cầm vợt, đừng nắm chặt tay cầm. Sau đó hãy thả lỏng khuỷu tay và vai, bạn sẽ thấy cổ tay; cánh tay, hông di chuyển dễ dàng với ít lực cản hơn

– Tìm kiếm một vị trí ra đòn tốt nhất mà ít có hại cho cơ thể: Bạn có thể thử với bàn chân rộng bằng vai, chân phải hơi lùi về phía sau; (đối với người chơi thuận tay phải), nghiêng người về phía trước. Với cơ sở ổn định này, bạn có thể di chuyển sang trái và phải một cách hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ lật mắt cá chân hoặc vấp ngã.

– Luôn khởi động trước khi thi đấu: khởi động lỹ sẽ làm tăng nhiệt độ cơ; và độ đàn hồi của cơ, từ đó là tăng phạm vi chuyển động các khớp của bạn.

– Thực hiện những bài tập kéo giãn và tăng cường sức mạnh thường xuyên (hàng ngày nếu có thể).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *