Điểm danh 6 chấn thương phổ biến nhất trong bóng đá

Điểm danh 6 chấn thương phổ biến nhất trong bóng đá

Bóng đá được biết đến là môn thể thao vua và được ưa chuộng trên toàn thế giới. Nhưng bóng đá cũng là một môn thể thao rất dễ bị tổn thương, từ đơn giản đến nghiêm trọng. Hầu hết các chấn thương trong bóng đá là do va chạm trên sân hoặc đơn giản là do các buổi tập của các cầu thủ. Tìm hiểu những chấn thương thường gặp trong bóng đá sẽ giúp bạn nắm được cách phòng tránh hiệu quả. Sáu chấn thương phổ biến nhất trong bóng đá là: chấn thương trật mắt cá, chấn thương gân kheo, gãy xương, chứng thoát vị, chấn thương dây chằng chữ thập chéo trước, chấn thương rách đệm bảo vệ đầu gối. Nào cùng với yelbaka.com tìm hiểu chi tiết qua bài viết bên dưới nhé!

6 chấn thương phổ biến nhất trong bóng đá

Chấn thương gân kheo

Trong quá trình vận động với cường độ cao, vùng gân kheo bắp đùi có thể bị căng vượt quá giới hạn vì thế phần gân cơ đùi sẽ bị rách. Một vết rách ở phần cơ đùi có thể xem là chấn thương căng gân kheo.

Để ngăn ngừa chấn thương gân kheo, cách hiệu quả nhất là trước khi vào trận đấu cầu thủ nên khởi động kỹ càng. Việc khởi động sẽ làm giảm nguy cơ chấn thương bởi vì cơ đùi sẽ được mở rộng khi các sợi cơ tăng nhiệt độ. Tốt nhất là nên làm nóng trước khi trận đấu diễn ra 20 phút và thả lỏng người khi trận đấu kết thúc.

Chấn thương gân kheo

Gãy xương

Tình trạng gãy xương (fracture) chiếm khoảng 25% các chấn thương trong bóng đá nghiêm trọng, mức độ nghiêm trọng ở đây nghĩa là chấn thương cần được chăm sóc tại bệnh viện. Vùng xương bị gãy thường bao gồm ngón tay, cổ tay và chân.

Để lành xương gãy cần có thời gian và phụ thuộc vào một số yếu tố bao gồm độ tuổi bệnh nhân, sức khỏe tổng thể, dinh dưỡng, lưu lượng máu đến xương và điều trị. Bên cạnh kế hoạch điều trị của bác sĩ, bạn cần lưu ý thêm những điều sau đây:

• Tránh thuốc lá: Máu cung cấp các chất dinh dưỡng và tế bào cần thiết để xương hồi phục; việc hút thuốc sẽ làm giảm lưu lượng máu đến xương.

• Có chế độ ăn uống cân bằng: Để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết phục hồi xương, bạn nên có chế độ ăn uống cân bằng gồm protein, chất xơ, vitamin, canxi…

• Sử dụng canxi hợp lý: Canxi là yếu tố cần thiết để chữa lành xương. Nhưng uống quá nhiều sẽ không giúp bạn hồi phục nhanh hơn. Mà còn có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như sỏi thận. Vì vậy bạn cần đảm bảo dùng đúng lượng bác sĩ khuyến cáo.

Chấn thương trật mắt cá

Trật mắt cá là một chấn thương phổ biến trong bóng đá. Thường là tổn thương nhẹ phần cơ (chủ yếu là dây chằng) xung quanh mắt cá gây ra bởi khi mắt cá bị xoắn vào trong. Cũng như chấn thương dây chằng, vỏ bọc bao xung quanh phần gân gót chân cũng có thể bị tổn thương. Điều này làm chảy máu phần cơ làm sưng mắt cá và gây đau.

Khi dính chấn thương mắt cá, cách đơn giản nhất bạn có thể làm là nghỉ ngơi; xoa bóp ở vùng bị đau và chườm nước đá (nhớ là không bao giờ chườm đá trực tiếp lên bề mặt da).

Chấn thương rách đệm bảo vệ đầu gối

Có 2 vùng đệm bảo vệ mỗi đầu nối đầu gối được tạo từ sợi sụn liên kết dai. Chấn thương xảy ra là do bị tổn thương 2 vùng đệm này. Khi khớp gối uốn cong phần xương đùi thường cuộn, xoay tròn trên bề mặt trên của xương ống chân. Tuy nhiên, nếu sự xoay tròn này có tác động thêm sức nặng; thì sẽ làm cho phần đệm bị ép chặt và bị kẹt. Điều này có thể dẫn đến phần đệm bị rách. Chấn thương này gây ra cảm giác đau và sưng tấy ở đầu gối. Với một vết rách nhỏ thì có thể dễ dàng hồi phục. Nhưng với những vết rách lớn sẽ gây cản trở trong việc di chuyển thậm chí nặng hơn cầu thủ phải giã từ sự nghiệp thi đấu.

Chứng thoát vị

Chứng thoát vị

Chứng thoát vị và chấn thương háng là một trong những chấn thương phổ biến trong thể thao. Đặc biệt trong bóng đá khi cầu thủ phải sút, di chuyển nhanh và xoay người. Cách tốt nhất là tập luyện các vùng cơ ngang thân người và xương chậu. Điều này sẽ làm tăng sực chịu đựng từ phần từ bụng đến xương chậu.

Chấn thương dây chằng chữ thập chéo trước

Dây chằng chữ thập chéo trước nằm sâu trong khoảng đầu nối đầu gối giữa xương đùi và xương ống chân. Chức năng của nó là ngăn chặn việc di chuyển lên phía trước quá mức của cẳng chân trong mối liên hệ với đùi và cũng bảo vệ sự xoay chuyển ở đầu nối đầu gối.

Tất cả các chấn thương khi xảy ra cần phải băng bó cẩn thận; Phải nghỉ tập thể thao, thậm chí nên hạn chế di chuyển; Sử dụng túi đá chườm vết thương trong khoảng 6 tiếng để giảm đau và chống sưng; Xoa bóp liên tục cũng sẽ giúp làm dịu vết đau và hạn chế sưng tấy; Để làm dịu vết thương và ngăn chặn việc sưng tấy, đầu gối nên được nâng cao quá thắt lưng.

Một trong những cách giúp hạn chế chấn thương bóng đá hiệu quả là sử dụng giày bóng đá phù hợp: phù hợp với mặt sân, phù hợp với phong cách chơi bóng, vị trí trên sân…

Trên đây là một số chia sẻ của yelbaka.com về 6 chấn thương phổ biến nhất trong bóng đá. Nếu các bạn còn thắc mắc hay câu hỏi nào cần tư vấn thì hãy liên hệ với chúng tôi nhé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *