Điều trị đúng cách cho cầu thủ bị chấn thương lúc đá bóng

Điều trị đúng cách cho cầu thủ bị chấn thương lúc đá bóng

Bóng đá là một môn thể thao mạnh mẽ và đòi hỏi các cầu thủ phải vận động liên tục trong suốt trận đấu. Mặc dù có rất nhiều cách để bảo vệ nhưng cầu thủ bị chấn thương khi tập luyện hoặc thi đấu là điều không thể tránh khỏi đối với môn thể thao này. Sau đây là những chấn thương trong bóng đá bạn nên biết để có cách phòng tránh và điều trị kịp thời. Nếu bạn là một người đam mê thể thao, bạn có thể đã từng gặp phải những chấn thương trong bóng đá. Hãy cùng tìm hiểu những chấn thương thường gặp, cách xử lý cũng như cách phòng tránh nhé!

Những chấn thương thường gặp khi chơi bóng đá

Những chấn thương thường gặp khi chơi bóng đá

Căng cơ: Căng cơ là chấn thương cơ hoặc gân, xảy ra khi một thớ cơ bị kéo quá xa về một hướng, cơ vận động khi ở trạng thái chưa sẵn sàng (cứng cơ). Khi căng cơ, cơ hoặc gân bị giãn căng hoặc rách; dễ bị ở đùi sau, cơ háng, cơ đùi trước, cơ bắp chân, cơ lưng và cơ vai. Khi bị căng cơ, cầu thủ sẽ thấy đau nhức, sưng và khó cử động vùng cơ.

Chấn thương dây chằng đầu gối: Chấn thương dây chằng đầu gối xảy ra khi chân vận động quá mạnh và không đúng hướng khiến dây chằng chéo bị xoắn, căng lên. Nếu hoạt động quá mạnh sẽ dẫn tới đứt dây chằng, đây là loại chấn thương rất nguy hiểm và cần sự can thiệp của phẫu thuật để nối lại dây chằng.

Chấn thương trật mắt cá chân: Tổn thương xảy ra khi mắt cá bị xoắn vào trong, phần bao bọc xung quanh khớp mắt cá chân cũng có thể bị tổn thương, gây chảy máu, đau và sưng. Chấn thương này chiếm khoảng 12% các loại chấn thương trong bóng đá.

Bong gân: Bong gân là chấn thương mô nối xương tại một khớp. Trong đó, bong gân mắt cá chân là trường hợp hay gặp nhất. Nó thường xảy ra khi bàn chân quay vào trong làm rách dây chằng phía ngoài mắt cá hoặc làm căng quá mức. Dấu hiệu của bong gân là đau sưng, tím, tụ máu, ấn lên vùng mắt cá sẽ thấy đau khó chịu. Bong gân có thể khiến cầu thủ phải nghỉ thi đấu khoảng 4 đến 6 tuần tùy theo mức độ.

Tác hại của điều trị sai cách khi cầu thủ bị chấn thương

Khi chơi bóng đá chúng ta có thể gặp nhiều loại chấn thương khác nhau. Việc hiểu biết về các loại chấn thương thường gặp và cách xử lý là điều vô cùng quan trọng.

Ví dụ khi bị chấn thương phần mềm nói chung hay bong gân, căng cơ nói riêng; bệnh nhân không được chườm nóng hoặc xoa bóp (bôi dầu, rượu thuốc, mật gấu,…); hay kéo, nắn ngay sau khi bị chấn thương và trong 2 ngày đầu. Nguyên nhân do chườm nóng sẽ khiến máu chảy nhiều hơn. Đồng thời xoa bóp khiến các dây chằng bị xơ chai, mất đi độ đàn hồi. Còn kéo nắn làm các tổn thương bị nặng thêm, thậm chí có thể gây đứt cơ hoàn toàn và bầm dập mô xung quanh. Hậu quả là làm tổn thương viêm tăng, vết thương lâu lành và dễ chấn thương trở lại khi có những cử động mạnh.

Cầu thủ bị chấn thương thì phải làm sao?

Vậy xử lý các chấn thương gặp phải khi thi đấu hoặc luyện tập như thế nào là đúng cách? Phương pháp RICE thường được áp dụng và khá hiệu quả. RICE là viết tắt của 4 bước xử lý cơ bản khi gặp chấn thương phần mềm phổ biến trong chơi thể thao. Đó là: nghỉ ngơi, chườm đá, băng ép và kê cao vùng tổn thương. Phương pháp điều trị này thường áp dụng cho các chấn thương về cơ như căng cơ, giãn cơ thường gặp trong bóng đá. Tuy nhiên với những trường hợp bị nặng hơn như rách hay đứt cơ thì cần có cách xử lý phù hợp hiệu quả hơn.

Cầu thủ bị chấn thương thì phải làm sao

Đầu tiên, cầu thủ bị chấn thương cần được nghỉ ngơi

Với những chấn thương phần cơ, việc nghỉ ngơi là rất cần thiết. Bởi càng vận động, tổn thương sẽ càng nặng thêm và việc điều trị càng mất nhiều thời gian. Có thể chấn thương ngay lúc đó không làm bạn cảm thấy quá đau đến mức cần phải nghỉ chơi giữa trận đấu. Nhưng nếu bạn cố chơi thêm, chỗ chấn thương có thể thành rất nặng sau đó. Lưu ý là bạn cũng nên nghe ngóng một thời gian để xem chỗ đau thật sự đã lành hay chưa. Sau đó hãy tính đến chuyện tiếp tục chơi bóng. Bạn không nên vội vàng chơi lại bởi chỗ đau có thể tái phát.

Tiếp theo, chườm đá vùng bị thương

Bước này được áp dụng với các chấn thương khiến vùng bị tổn thương sưng tấy và khá hiệu quả. Chườm đá cũng giúp làm giảm đau đớn, phù nề. Nên chườm đá liên tục mấy ngày sau khi bị chấn thương. Cần lưu ý là thời gian chườm phải cách quãng khoảng 1 – 2 giờ/1 lần. Đồng thời mỗi lần chỉ chườm từ 10 – 15 phút. Cũng không nên chườm đá trực tiếp lên da dễ làm cho da bị bỏng lạnh. Bạn hãy bọc đá vào một chiếc khăn mềm rồi áp vào chỗ đau.

Kế tiếp, dùng băng ép để giảm chảy máu

Bước này nhằm giảm sưng cho vùng bị chấn thương. Nếu vết thương hở bị chảy máu thì băng ép cũng có tác dụng giảm chảy máu. Nên dùng băng gạc có độ đàn hồi tốt để quấn ép vết thương. Không nên dùng loại băng không co giãn bởi có thể khiến máu không lưu thông được.

Cuối cùng, hãy kê cao chỗ bị thương

Bước này cũng có tác dụng giảm đau và sưng tấy. Khi kê cao chỗ bị thương sẽ hạn chế máu dồn vào đó gây sưng. Với tất cả các loại chấn thương, nếu sau 48 giờ mà cơn đau không thuyên giảm; hay đặc biệt là tình hình trở nên tệ hơn thì bạn cần đến gặp bác sỹ ngay.

Trên đây yelbaka.com đã chia sẻ với các bạn cách xử lý khi cầu thủ bị chấn thương lúc tập luyện hoặc thi đấu. Bên cạnh việc trang bị những kiến thức cơ bản về chấn thương và cách sơ cứu để có thể áp dụng cho bản thân và đồng đội các bạn cũng nên chú ý tới việc phòng ngừa các chân thương. Một trong những cách tránh chấn thương hiệu quả nhất chính là chọn được đôi giày đá bóng phù hợp. Một đôi giày đủ mềm mại giúp bạn linh hoạt trong mọi pha xử lý bóng, đủ chắc chắc để bảo vệ đôi chân; thấm hút mồ hôi tốt, có cấu tạo phù hợp với mặt sân là lựa chọn lý tưởng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *